Chống Hậu Hán Lý_Thủ_Trinh

Hè năm 948, Lý Thủ Trinh tạo phản chống lại Hậu Hán ở Hộ Quốc, tự xưng là Tần vương. Lý Thủ Trinh trao cho Triệu Tư Quán,Vương Cảnh Sùng chức Tiết độ sứ Vĩnh Hưng và Phượng Tường, trong khi Cảnh Sùng bắt liên lạc với Hậu Thục, để cầu viện trợ.

Hậu Hán ban đầu sai Bạch Văn Kha là tiết độ sứ Bảo Nghĩa (trị sở ở Tam Môn Hiệp, Hà Nam) đi dẹp loạn. Nhưng Bạch và các tướng Hậu Hán được phái đi bất hòa nhau nên không tiến quân được. Để xử lý vấn đề, Quách Uy đã được sai đến chỉ huy quân sĩ cho việc dẹp loạn. Theo lời khuyên Phùng Đạo, chỉ ra rằng tướng sĩ cũ vẫn còn trung thành với Lý Thủ Trinh, nên Quách Uy đã ban thưởng rất nhiều cho họ để lôi kéo họ về phía mình. Nghe theo thỉnh cầu của Hồ Ngạn Kha là tiết độ sứ Trấn Quốc (Vị Nam, Thiểm Tây), Quách Uy không tấn công Vĩnh Hưng như kế hoạch ban đầu và Phượng Tường, mà quyết định tập trung đánh Lý Thủ Trinh ở Hộ Quốc trước. Quách tin rằng Lý Thủ Trinh sụp đổ sẽ kéo theo hai người còn lại.[10]

Quân của Quách Uy tiến quân đến thủ phủ Hộ Quốc là Hà Trung. Lý Thủ Trinh đoán rằng quân lính sẽ quay sang ủng hộ ông ta nhưng cuối cùng do đã nhận thưởng từ Quách Uy nên không còn trung thành với Lý nữa, vì thế họ bắt đầu vây thành làm cho ông buồn phiền. Các thuộc hạ của Quách Uy thấy được nên khuyên ông ta đánh nhanh, nhưng Quách chỉ ra rằng sẽ gây thiệt hại rất nặng vì Hà Trung phòng thủ nghiêm ngặt và Lý Thủ Trinh thì có kinh nghiệm chiến đấu tốt. Vì thế, Quách Uy chủ trương bao vây lâu dài để tiêu hao sinh lực quân của Lý. Vòng vây càng siết chặt, Lý Thủ Trinh cố gắng thoát ra nhưng thất bại. Ông cũng cầu viện Nam Đường và Hậu Thục nhưng các sứ giả của ông đều bị bắt. Khi Lý hỏi Tông Luân về dự đoán của mình, Tông chỉ ra rằng là do tai họa giáng xuống, nhưng sau khi chịu thiệt hại nặng thì ông sẽ xoay chuyển tình thế và chiến thắng. Lý Thủ Trinh tin vào điều này và tiếp tục kháng cự (tiết độ sứ Định Nan Lý Di An định giúp đỡ ông nhưng nghe tin Hà Đông bị cô lập hoàn toàn nên đã từ bỏ ý định). Khi sứ giả của Lý Thủ Trinh đến được Nam Đường, Hoàng đế Nam Đường Lý Cảnh đã dự định đem quân đi cứu nhưng cuối cùng cho rằng sẽ không thể tiến được đến Hộ Quốc nên đã bỏ dở chiến dịch. Đường chủ viết một lá thư yêu cầu Lưu Thừa Hữu tha tội cho Lý Thủ Trinh nhưng Hán đế không đọc nó.[10]

Mùa xuân năm 949, lợi dụng cuộc tấn công của Hậu Thục để phá vây cho Vương Cảnh Sùng (bị bao vây bởi Triệu Huy và Quách Uy đã rời Hà Trung để trợ chiến cho Triệu), Lý Thủ Trinh sai Vương Kế Huân chỉ huy một cuộc phá vây. Tuy nhiên, trước khi Vương tấn công thì Quách Uy đã trở lại từ hướng Tây và cuộc tấn công của Vương thất bại, bản thân ông ta bị thương nặng.[10]

Hè năm 949, lương thảo trong Hà Trung đã cạn kiệt và 50 - 60% dân chúng đã chết. Lý Thủ Trinh cố gắng phá vây ra nhưng lại thất bại. Nhân cơ hội đó, Quách Uy quyết định sẽ tấn công vào thành. Mùa thu năm 949, thành ngoài thất thủ và Lý Thủ Trinh rút vào nội thành. Các tướng của Quách Uy muốn tiếp tục công thành, nhưng Quách quyết định không làm, ông tin rằng Lý sẽ có thể phản công đợt cuối cùng nên đã vây nội thành. Sau đó, Lý Thủ Trinh cùng vợ và một số thành viên gia đình, bao gồm cả Lý Sùng Huấn đã tự thiêu. Quách Uy sau đó tiến vào nội thành và bắt những người con trai còn lại của Lý, các quan đại thần, tướng lĩnh và cả Tông Luân, giải về Khai Phong và xử tử.[10]